Nếu Mai An Tiêm là cách bán hàng theo kiểu tư duy marketing, từ việc trồng dưa và khắc tên trên quả dưa, và bắt đầu bán hàng, thì ăn khế trả vàng là hình thức liệu cơm gắp mắm... Ăn khế trả vàng là một tư duy kinh doanh truyền thống theo kiểu ăn may, và gặp thời.
CEO Đỗ Văn Hiếu chia sẻ trong một sự kiện truyền thông mới đây tại TP. Hồ Chí Minh.
Nhưng làm cách nào để khởi nghiệp thành công? Khi mà khả năng cạnh tranh thị trường ngày càng khốc liệt, khả năng thành công ngày “thưa thớt” hơn. Vì những chiếc ghe nhỏ thì không tài nào bắt được cá lớn, công cụ thô sơ nên khả năng sống sót rất thấp. Mặt khác, lương thực lưu trữ ít ỏi và nguồn vốn ít vì thế khả năng “chết đói” là rất cao. Nếu ghe nhỏ thì nên “đánh bắt” cá nhỏ liệu có còn hợp lý. Vì tàu lớn cũng dần chuyển sang đánh bắt cá nhỏ làm thức ăn tồn tại.
Hình ảnh của một khởi nghiệp khó khăn nhưng chúng ta phải cần phải khởi nghiệp. Có thể chưa thành công, mất một ít vốn nhỏ nhưng tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Đó là thứ hành trang cần phải “sắm sửa” cho những người bước vào đời. Đỗ Văn Hiếu – CTHĐQT của An Gia Group - chia sẻ về vấn đề khởi nghiệp trong kinh doanh: Với tư duy tinh gọn về sự thành công, hay “khởi nghiệp” chỉ là những thức ăn cho cá mập?
Tôi mất 10 năm để khởi nghiệp, có thất bại cay đắng và cũng có những thành công rực rỡ. Bạn có 10 tháng để khởi nghiệp và có 1 năm để vật lộn với tất cả mọi thứ từ: điều hành, quản lý, cho đến tuyển người, truyền thông - marketing, bán hàng và đôi khi làm cả công việc dọn dẹp của một người lao công bình thường. Trăm voi đổ đầu khởi nghiệp. Nhưng rồi rất ít các khởi nghiệp tìm được chân lý và con đường của Doanh Nghiệp mình? Trang sách luôn là màu hồng, cuộc đời là một chân trời xám, khởi nghiệp là màu xanh của hi vọng của những cái “bắt đầu”.
Vậy ai là những người khởi nghiệp?
Một anh chàng bán hủ tiếu ngay góc một con đường. Một chị chuyên bán rau sạch với ý tưởng phát triển và nhân rộng mô hình và kinh doanh online. Một anh chàng tốt nghiệp ngành kinh tế, kinh nghiệm được tích lũy sau vài công ty và quyết định “làm chủ” cùng vài người bạn “hùn vốn”. Và còn rất nhiều những ý tưởng khởi nghiệp từ các ngành nghề khác như: Một anh chàng công nhân quyết định bỏ nghề để thành một nhà văn, một cô nàng học marketing và mong muốn kinh doanh ngành hàng thời trang với tất cả những kiến thức đã học để vận dụng kinh doanh.Tất cả… tất cả đều chới với, sau 10 ngày bắt đầu và cảm thấy “hưng phấn” với một cương vị làm chủ được 20 ngày. Và một tháng tiếp theo…?
Sau đó, hành trình khởi nghiệp của anh chàng hủ tiếu, với tiền lãi 700 ngàn/ngày, vị chi 1 tháng = 21 triệu. Tiền ăn uống không tốn, tiền mặt không mất. Và sau 1 năm, anh ấy kiếm được gần 250 triệu. Khởi nghiệp tinh gọn, không cần marketing, truyền thông. Không kế toán, không nhân sự. Quá hoàn hảo cho một người khởi nghiệp ít vốn. Với chị bán rau, mua hàng từ nhiều vựa sỉ từ chợ đầu mối, chỉ cần sắm một cái xe ba gác máy. Cứ 4 giờ sáng mua hàng quay trở về - một tháng kiếm lời chí ít cũng được gần đôi chục triệu. Quá khỏe.
Với những tri thức khởi hành vất vả hơn với các tình trạng thoi thóp các kiểu. 10% đang vật lộn với tất cả những khó khăn: khách hàng, công nợ, tiền mặt bằng, tiền vốn… Một nghịch lý là tại sao những người bắt đầu từ việc buôn bán lặt vặt lại dễ dàng hơn những trí thức bắt đầu?
Bạn hãy hình dung, một Doanh nghiệp vừa và nhỏ với sự vận hành của một cái xe bán hủ tiếu và chị bán rau bỏ sỉ và lẻ với mộng ước kinh doanh online kia! Phải chăng, đó là một nghịch lý giữa lao động trí óc và lao động chân tay? Hay nói cách khác giữa sự đối lập lấy sức lực kiếm lời và bổ não ra để kinh doanh?
Ai cũng có thể khởi nghiệp? Bất cứ là một con người đang sinh sống trên quả đất này đều muốn làm chủ. Tuy nhiên, để thành công thì chỉ ý tưởng không là chưa đủ vì “mạnh chưa đủ phải đúng gu”.
Bài toán khó cho tinh thần khởi nghiệp tinh gọn
Ông bà ta có câu: Liệu cơm gắp mắm, nhưng mắm nhiều quá mà cơm ít thì phải làm sao? Khát nước. Luôn “thèm thuồng” nước sạch và ngon. Vì vậy, một tư duy khởi nghiệp luôn làm bất chấp để kiếm đường tiền bằng mọi giá. Một liệu pháp tồn tại hoàn toàn đúng. Nhưng chưa đủ. Vì đơn giản, tình huống khó nhất trong tư duy khởi nghiệp vẫn là “đầu ra” và “đầu vào”. Đầu vào chính là nguồn hàng, khách hàng và những dự án kiếm được. Đầu ra chính là sau khi có sản phẩm, thì bán bằng cách nào. Vậy bán sản phẩm = quan hệ = thành công. Đó phần những người khởi nghiệp đều không có quan hệ tốt nên khó trụ vững.
Mặt khác, sẽ không tránh khỏi cảm giác bàng hoàng, bỡ ngỡ. Đại loại, cái này mình làm như thế nào? Việc triển khai một mặt hàng, chiếm lược tìm kiếm khách hàng? Ai là người đi bán? Tuyển người, tuyển người… và hết tiền… hết tiền. Dù bạn học marketing hay là một “dân sales” chính hiệu thì với “khởi nghiệp tinh gọn” bạn phải làm tất cả mọi thứ trước khi có tiền thuê người.
Phải làm hết mọi thứ không phải để trở thành bách khoa toàn thư hay chuyên gia mà phải tự mình khám phá hết tất cả các quy trình của một công ty mới bắt đầu. Điều đó, tức là tham gia mọi quy trình ở mức độ rộng.
Khởi nghiệp cần gì: Tiền…. và đó là thứ mà ai cũng cần
Tiền ư? “Vì có tiền mua tiên cũng được!”. Nhưng bao nhiêu là đủ? Sẽ rất sung sướng khi là người được quyết, được chi… chi… mua… mua và thuê hoặc đuổi bất cứ một nhân viên nào mà mình thích hoặc không ưa? Khởi nghiệp là Thượng Đế với tất cả quyền sinh sát trong tay. Sai, đó là quan niệm sai.
Vì ngoài tiền ra thì khởi nghiệp cần những người tài năng và tâm huyết hơn bao giờ hết. Không phải ngẫu nhiên mà Lưu Bị lại ba lần hạ giá đi mời Khổng Minh về làm quân sư, trong tích truyện của Tam Quốc hay Khương Tử Nha, thà làm một ông Lão câu cá với lưỡi câu thẳng chứ không theo một minh quân không xứng đáng. Xin lỗi, đuổi người ư? Đúng nếu là kẻ bất tài. Chứ người tài năng thì phải được nâng niu và nuôi nấng các kiểu.
Ngoài tiền và con người ra thì phải vừa làm vừa học trên các phương diện từ vi mô tới vĩ mô. Nếu truyền thông –marketing là con đường thì bán hàng chính là mục tiêu của con đường đó. Thứ quyết định sống còn của một Doanh nghiệp. Vậy để học bán hàng thì phải bắt đầu như thế nào: Nếu Mai An Tiêm là cách bán hàng theo kiểu tư duy marketing, từ việc trồng dưa và khắc tên trên quả dưa, và bắt đầu bán hàng thì ăn khế trả vàng là hình thức liệu cơm gắp mắm. Có túi 3 gang thì nên “kinh doanh” theo kiểu 3 gang. Có túi 9 gang sẽ tính theo kiểu 9 gang. Ăn khế trả vàng là một tư duy kinh doanh truyền thống theo kiểu ăn may, và gặp thời.
Vậy bán hàng muốn học thì gặp ai và làm gì? Nếu học thì có vạn cuốn sách với hàng trăm tác giả nổi tiếng như: Napoleon Hill, Jeffrey Gitomer, Adam Khoo… Tuy nhiên, bạn sẽ không bao giờ hiểu được những lời phát biểu vĩ mô trong cuốn sách hoặc rất ít. Tôi hứa là như vậy. Việc học từ sách là cần thiết nhưng không phải lúc nào cũng hiểu quả.
Hãy bắt đầu với một Doanh nghiệp nhỏ nhất. Một mình bạn.
Hãy bắt đầu Doanh nghiệp lớn hơn. Hai người.
Và tiếp tục với Doanh nghiệp 10 người... 100 người… ngàn người.
Lời khuyên: không có một lời khuyên nào bằng động lực tự thân
Trải qua hơn 10 năm kinh nghiệm trên mọi ngành nghề: kinh doanh trực tuyến, BĐS, Truyền Thông, Giáo Dục. An Gia Group đã từng ra đời trên một tinh thần khởi nghiệp. Bắt đầu chỉ với một người. Và câu nói tôi luôn thích thú: Hãy chọn một điểm rơi để biết rằng vị trí của bạn đang ở đâu.
Vì thế, mọi lý thuyết sẽ luôn là màu xám xịt, chỉ có những cuộc nói chuyện sẽ mãi mãi xanh tươi. Và An Gia Group luôn mở các chương trình nói chuyện về khởi nghiệp tinh gọn hàng tuần với các chủ đề: Tư duy bất bại bán hàng, Kỹ năng viết trong bán hàng, 1001 cách nhìn thấu thị trong kinh doanh…. Hãy bắt đầu chưa hẳn để thành công mà để tích lũy những kinh nghiệp triệu đô.
Kỳ Văn - Hoàng Gia |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét