“Không
có Kim Oanh
thì chịu chết nhưng không có bà Kim Oanh thì không bao giờ chết.” Đó chính là triết
lý tạo nên thương hiệu của người phụ nữ, “bà trùm” ngành Bất Động Sản Bình
Dương. Nhưng hơn hết, phía sau một sự giàu có, hào quang của thành công là cả một
câu chuyện kỳ thú, chứa nhiều nhiều triết lý nhân văn và tình người. Ở đó, có
chuyện đời, chuyện nghề và cả chuyện giác ngộ với Phật pháp.
Ở mỗi khía cạnh, Kim Oanh quan niệm ba điều: cuộc đời,
mang đậm dáng dấp của một hành trình nhân quả, có trả, có vay; Ở tình yêu thì hạnh
phúc là một sự tìm kiếm, ánh sáng ở cuối đường hầm, đầy trân quý; Vì vậy, trong
kinh doanh phải “làm cái gì cho mọi người
vui, làm cái gì ai cũng đều có lợi – thành công của khách hàng – chính là thành
công của mình”
- Kim Oanh bộc bạch.
Khởi
nghiệp “độc đáo” để
đi đến thành công
Với nhiều doanh nhân
thành đạt thì khởi nghiệp là một câu chuyện hấp dẫn của thương trường, nhưng
với bà chủ Bất Động Sản Kim Oanh thì nó là một quá trình xác tín giữa yêu
thương và tin tưởng để đi đến một tương lai tốt đẹp. Để rồi có một hành trình khởi nghiệp
“thần tốc” trở thành “Kim Oanh” như ngày hôm nay.
Hình ảnh cô gái mặc chiếc
áo dài màu gừng, với 4 miếng vá, nghỉ học từ năm lớp 6 cứ ám ảnh trong hành
trình hồi tưởng của những ngày đầu tiên đi “mua gánh bán bưng”: “Công việc đầu tiên, bán rau cà, đậu que, đọt
môn, các thứ gánh đi bán từ khi còn nhỏ xíu, đi bao nhiêu cây số vào vùng trong,
xong ra tới vùng biển mới bán được gánh
đó. Tiếp theo đi buôn gạo ngày kiếm 2, 3 lon dần dần ra tới Quảng Bình mua trà,
mới mười mấy tuổi, sau đó đi buôn bán nón lam lũ cho đến khi lấy chồng vẫn làm
nghề kinh doanh.” Cái “vận” làm kinh doanh đã đeo bám lấy bà chủ bất động sản
Bình Dương từ khi còn ấu thơ, chính hoàn cảnh khốn khó là động lực, khát vọng để
làm giàu. Ước mơ
của người đàn bà sinh ra ở một vùng quê nghèo ở Miền Trung đầy bé bỏng, yếu ớt nhưng cũng chứa đựng
sự khao khát trong việc kiếm nghề, lập nghiệp cho thuở sinh thời nhiều gian
truân, vất vả.
Nhưng mọi sự thử thách
chưa dừng lại đó, Kim Oanh đã khởi nghiệp từ rất nhiều nghề: Bán tạp hóa ở Thủ
đức, bún bò Huế, Nem lụi ở Bình Dương. Cho mãi đến khi, có được 5000 USD do một
người Dì bên chồng
giúp vốn thì bà chủ Kim Oanh đã mua được một miếng đất mở quán cà phê chòi,
chuyển mặt bằng bán tạp hóa ở Thủ Đức và mở thêm tiệm tạp hóa ở gần bên quán cà
phê bán nhiều vật dụng như: nệm, điện gia dụng cho công nhân gần đó. Sau đó,
cũng chính môi trường này giúp Kim Oanh đến với nghề kinh doanh Bất Động Sản. Trong
kí
ức
của người đàn bà lãnh đạo Kim Oanh vẫn nhớ như in câu chuyện của mười mấy năm về
trước: “bán đất kiếm dc 10 triệu nhưng phải
trả lại 5 triệu, vì khách hàng chửi quá, nói mình ăn lời, làm vì tiền nhưng
cũng từ đó quyết tâm làm nghề này hơn nữa.” Và đặc biệt hơn cả là tinh thần
tự học, mày mò, với nhiều đam mê về nghề
của người phụ nữ đầy những quyết
tâm. Mọi
thứ đến với Kim Oanh là cái “tâm”, bán đất khó khăn, bất thành nhưng trong cái
rủi luôn có những cái may. Phải chăng, đó là “duyên” của nghề. Sau khi, tự đi
tư vấn, nhưng đất không được phân lô, thì chính việc bán đất dự án của Becamex lại là một khởi sự tốt đẹp. “Sau đó, lần đầu tiên hai vợ chồng lời được
57 triệu đồng, không ngủ được thức cả đêm.” Doanh nhân Kim Oanh, ngậm ngùi
kể lại.
Tuy vậy, trên dặm đời
khởi nghiệp của Kim Oanh, có hai hồi ức về nghề vừa là bài học đắt giá vừa là sự
buồn đau thất bại: Thứ nhất, lần đầu làm môi giới ở Đồng Nai, gánh “nguyên
phơi” 130 khách hàng, không phải lỗi do mình mà phải bán căn nhà ở đường Lê Hồng
Phong với giá 9 tỉ để xử lý rắc rối. Thứ hai, 2008 thị trường Bất Động Sản suy thoái nhanh đến chóng mặt, Bất Động Sản mất giá khủng khiếp, Kim
Oanh quyết định bán hết tất cả tài sản của mình và thành lập công ty. Nhưng với
hành trình khởi nghiệp ấy, Kim Oanh luôn tin vào vận số của người có tâm, “người
hại thì không bao giờ chết”. Sau mỗi thất bại luôn có nhiều điềm may liền kề đến
sau. Giờ đây, khi trở thành bà chủ ngành Bất Động Sản của Bình Dương, nhưng kỉ
niệm về những ngày đầu cứ như vừa mới xảy ra vào ngày hôm qua. Vì doanh nhân luôn tự
khiêm tốn cho rằng: “Tui
không thể giỏi khi chỉ có một mình, nếu không có những con chim én làm nên mùa
xuân.”
Làm
từ thiện vì đam mê chứ không đánh bóng tên tuổi
Những năm trở lại đây,
Kim Oanh làm từ thiện, xây cầu cho trẻ em vùng cao, từ miền núi phía Bắc cho đến
Tây Nguyên với một tốc độ như “vũ bão”.
Trong câu chuyện tốt đẹp ấy, mang một nghĩa cử cao đẹp, nhân văn vì “từ thiện là tâm linh”. Đơn giản, cuộc sống
là một hành trình giác ngộ trên hai bình diện: Mình cảm thấy hạnh phúc, bởi tâm thanh thản. Thứ
hai, làm việc
có ích cho cộng đồng bằng sự chân
thành, bằng đôi tay, sức lực của mình. Trong 10 năm, Kim
Oanh chưa bao giờ nghĩ mình làm từ thiện vì lăng xê, đánh bóng tên tuổi cho bản
thân. Vào năm 2010, khi gặp Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa đã căn dặn: “Oanh
ơi! Em là người đáng qúy…” Từ đó, Kim Oanh có thêm động lực để làm từ thiện
vì đó là một cách sẻ chia đúng nghĩa mang một giá trị thật tới cộng đồng. Khi
làm từ thiện, sẽ cảm nhận rõ hơn những mảnh đời cơ cực, từng số phận đã đi đến
tận cùng những cái khổ, cái khó khăn như: một gia đình liệt sĩ, chính sách
không có nhà, bị tâm thần, Kim Oanh lập tức về xây 37 căn nhà tặng ngay, thêm
60 căn nhà nữa ở tỉnh Yên Bái
và
một tỉ đồng để mua trâu bò sau trận lũ lụt lịch sử, 20 căn nhà được xây trong 6
năm cho tỉnh Bến Tre… Nhưng kỉ niệm đáng nhớ nhất là cách đây 3 năm, khi đọc bài báo có tựa: “Chỉ còn
15 thùng mì lấy đâu các cháu ăn?!” Lúc đó, lên khảo sát vùng Buôn Mê Thuột, một
xã vùng xa ở
tỉnh Đắk Nông – có một ngôi trường với những trẻ em nghèo đáng thương lắm. Kim
Oanh đã không khỏi bồi hồi khi nhìn những đứa trẻ ăn từng gói mì, ngấu nghiến,
thèm thuồng:
“thấy các cháu ăn mà rệu nước miếng...”
Bên cạnh đó, vào những
dịp cuối năm Kim Oanh luôn gửi sự tri ân đến những bệnh viện như: Bệnh viện Ung
Bướu, Bệnh viện Nhi Đồng 1 và 2, với 800 phần quà tương đương 800 triệu đồng. Ở mỗi trường hợp, mỗi số phận Kim Oanh đều tìm thấy một sợi
dây tâm linh liên kết những nỗi đau để tìm thấy ánh sáng, hạnh phúc. Ở người
đàn ông bốn mươi mấy tuổi không nhà, tâm thần, gia đình liệt sĩ là sự tương thông với 5 người trong gia
đình đều là liệt sĩ. Ở những đứa trẻ Tây Nguyên, sự khốn khó của những tâm hồn ngây thơ là mối liên hệ với chính tuổi thơ của
Kim Oanh. Doanh nhân Kim Oanh chia sẻ: “khi
nào cũng đủ là có chiếc xe đạp mơ chiếc xe máy, mơ chiếc AuDi. Phải mơ cho đủ,
nhưng bao giờ thì đủ hết. Đến lúc đó, người nghèo, người bệnh không chờ
được
họ sẽ chết đi. Cơ hội
khi mất sức khỏe rồi,còn
đủ điều kiện mơ
đến cái đó không...”
Và có lẽ, sự róng riết nhất trong cuộc trò chuyện với bà chủ ngành Bất Động Sản Bình Dương là câu
chuyện gia đình, ở đó có chồng, những đứa con và cả những
điều hạnh phúc từ việc tu tập, hạnh ngộ.
Vỹ thanh: Gia đình là bến đậu – Phật pháp đầy
nhiệm màu
Ở bà chủ Kim Oanh, luôn
tồn tại ba con người: Thứ nhất, ở lĩnh vực kinh doanh là sự quyết đoán đến mức
quyết liệt. Thứ hai, với công việc làm từ thiện thì sự chân thành mới có thể mang đến một hạnh
phúc thật sự. Cuối cùng, gia đình là
giá trị thật sự của
tình yêu,
phần
ánh sáng tốt đẹp nhất ở cuối đường hầm. Và cũng chính khía cạnh này: Thể hiện một
tâm khảm về phật giáo nhiệm màu nơi Kim Oanh.
Với Kim Oanh dường như Phật pháp là một câu chuyện đeo đuổi từ khi hai vợ
chồng còn nghèo khổ. Có lúc, “Mình
lên trên Bến Cát, có chùa Long Châu, đang buồn tâm, vô đó mình lạy Phật” –
Kim Oanh kể lại.
Trong nội tâm của bà chủ đất hàng đầu tại tỉnh Bình Dương, có lẽ mẹ chồng là người
mà Kim Oanh yêu thương và quý trọng nhất. Tuy nhiên, thời khổ cực thì chưa giúp
được gì cho mẹ, đến khi mình có tiền thì không còn mẹ. Trong một lần về quê làm
giỗ ba chồng, Kim Oanh cảm thấy hạnh phúc tuôn trào khi: “Trước ngày đám giỗ ba chồng, Oanh chuẩn bị lên trước 2 ngày lên. Đêm
đó, bà nằm ho quá trời. Lúc đó mình về, bao nhiêu giường tủ, ghế chở hai chiếc
xe tải để trang bị nhà cho bà. Sau khi trang trí xong. Mẹ chồng hỏi: Nằm nệm Kymdan
sướng quá hà. Mình trả lời, tiền nào của đó mà mẹ.” Nhưng đó cũng chính là giờ khắc cuối cùng của định mệnh: “Bà
đi ngủ, lần đầu tiên mình nghe một cơn ho hồng hộc. Mình ở trong phòng đi qua,
vỗ vào lưng. Mẹ
ơi, sao mẹ ho giữ vậy. Thời tiết ở đây như thế này, mẹ ở với tụi con...”
Một người làm Kinh Doanh tài ba như Kim Oanh lại tin vào số mệnh, số phận,
thậm chí cả chuyện nhân quả của kiếp trước. Nếu không phải là duyên thì không
thể sinh ra được 5 đứa con cho chồng. Nhưng nhờ phật pháp, việc đi chùa cầu nguyện Kim Oanh đã cảm thấy sự thanh
thản
và càng nhận rõ hơn thiên chức: “Người
phụ nữ thà ở nhà nấu cơm, nấu nước, còn người đàn ông sẽ là trụ cột
gia đình.”
Doanh nhân Kim Oanh suy nghĩ Phật pháp nhiệm
màu, có sức mạnh huyền diệu luôn làm cho tâm hồn con người bình an. Bên cạnh, sự
mạnh mẽ, quyết đoán thì sâu thẳm bên trong tâm hồn của “bà trùm” Bất Động Sản Bình Dương cũng giống như bao người phụ nữ khác
chứa đầy những yếu mềm, ủy mị và
khao khát hạnh phúc. Đó là có chồng yêu thương, con cái được thành công, bình yên. Với Kim Oanh, việc tập
trung vào tụng kinh niệm phật sẽ làm giảm đi mọi khổ đau phiền
muộn… Kim Oanh luôn hướng con cái về
với Phật Pháp, sự răn dạy: “Đi học Phật
còn hơn có một tỷ đô la”. Bà chủ Kim Oanh tâm niệm: “Là một người phụ nữ mong muốn rằng
có một gia đình bình an, có người
chồng biết trân quý hạnh phúc, với con cái biết sống và thương yêu những người xung
quanh”.
Duy Kỳ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét