Doanh nhân Đỗ Hoàng Mỹ Linh: “Nguồn cội” của gốm cổ trong văn hóa Việt Nam
Đó là sứ mệnh của một người con gái đất Bắc, “vác” trên mình cuộc di dân lịch sử của nghề nghiệp: nghề gốm sứ truyền thống, về với đất Phương Nam. Nhưng với Đỗ Hoàng Mỹ Linh, đó là phần ký ức đẹp đẽ nhất trong tiến trình phát triển văn hóa của dân tộc. Nữ Doanh Nhân tâm sự: “Thành công đến quá sớm, quá dễ dàng chưa hẳn đã là điều thú vị, bởi rốt cuộc mục đích chính của cuộc đời là phải sống, phải trải nghiệm đến tận cùng trong thử thách và gian khổ để tâm hồn trở nên mạnh mẽ hơn, hoài bão kiên định hơn, thành công rực rỡ hơn và những kỷ niệm cũng sẽ huy hoàng hơn.”
Đồng thời, gốm sứ Mỹ Linh có nguồn gốc từ gốm Bát Tràng;
Với một nguồn gốc lịch sử lâu đời và thêm cái chút nắng nóng của đất Phương Nam, làm cho duyên người và gốm “mặn mòi” thêm phần độc đáo – “có một không hai” ở thị trường gốm Việt.
Gốm sứ Mỹ Linh: Nguồn gốc với sự “tiến hóa” của nghề nghiệp
Trong cuộc “di dân” của người Nhật sang Việt Nam vào cuối thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX để nghiên cứu về kỹ năng làm gốm Việt. Khi ấy, trình độ làm gốm của người Việt đã trở thành một “tiêu chuẩn để xét trình độ khéo léo và tài nghệ của các thợ gốm Nhật Bản*”. Theo đó, sử sách cổ còn ghi chép lại rằng: “Khi khai quật di chỉ Đa Bút (thuộc Vĩnh Lộc – Thanh Hóa) – một di chỉ thuộc sơ kỳ đồ đá mới – cách đây khoảng 5000 – 6000 năm trước đã phát hiện ra một số đồ gốm tối cổ của Việt Nam. Sau đó, đến giai đoạn Phùng Nguyên, cách khoảng 3000 – 4000 năm về trước; đồ gốm đã tiến sang một bước mới về chất lượng và kỹ thuật.
Nghề gốm Bát Tràng ra đời vào cuối thế kỷ XV, cuối đời Trần. Làng Bồ Bát trước đó còn có tên là Bạch Bát. Cho nên, khi mới lập nghiệp ở vùng này, dân Bồ Bát đặt tên cho quê mới của mình là Bạch Thổ Phường, tức Phường đất trắng. Đất trắng là một thứ đất sét màu trắng dùng làm đồ sành hay gốm đàn rất tốt. Sau đó, nghề gốm làm ăn dần ổn định nên Bạch Thổ Phường được đổi tên thành Bát Tràng Phường. Sau đổi thành Bát Tràng. Sách “Đại Viêt Sử Ký Toàn Thư có ghi chép lại rằng: “Một câu chuyện lịch sử 500 năm và làng nghề vẫn giữ nguyên tên họ là làng Bát Tràng.” Từ câu chuyện đó đã mở ra một con đường từ truyền thống đi đến hội nhập mang tên: Gốm sứ Mỹ Linh.
Giá trị hiện đại từ: Nhất dáng, nhì men, tam tích, tứ họa
Đó chính là sự màu nhiệm của gốm Bát Tràng được kết cấu từ 4 phần riêng biệt, độc đáo. Về dáng dấp thì được mô phỏng theo gốm từ thời Phùng Nguyên, gồm có: Bi gốm, Chạc gốm với các hình dạng cấu trúc theo hình gốm cổ xưa. Đó là một cuộc hành hương để nuôi dưỡng gốm sứ truyền thống. Về men thì có hai loại: Men trong và Men đục và từ đó có thể “chế tác” ra hàng trăm thứ men có màu sắc và đặc tính khác nhau. Với men gốm cổ truyền thường được sử dụng những nguyên liệu tự nhiên. Đó là phù sa sông Hồng, đất đồi núi….với chất liệu chính để chế men gốm là tro. Với Tích nghĩa là “nội hàm” chứa đựng trong mỗi sản phẩm như: Ám họa, đắp nổi, vẽ… Tuy nhiên, ở mỗi sản phẩm gốm sứ đều chứa đựng một câu chuyện riêng, độc đáo về lịch sử của mỗi loại sản phẩm. Với gốm sứ Mỹ Linh đó là “nỗi lòng” về làng, sự da diết của “hương ước” về cái nghề “cha truyền con nối”. Ở đó, không chỉ là gốm mà còn là mạch nước ngầm của quê hương, từng viên đất của xóm giềng và cả linh hồn của người nghệ nhân đang ngụ cư bên bờ Sông Hồng ngàn năm lịch sử. Cuối cùng, là họa – từ kỹ thuật về tráng men, gồm: tráng áo và tráng bóng thì những họa tiết như: hoa cúc, cành sen hay những sự chạm khắc tinh xảo của: Rồng, Phượng, Trống Đồng, văn thổ cẩm… và men rạn được xem là một đỉnh cao hoàng kim của gốm Bát Tràng ra đời vào thời nhà Lý – Trần (Thế kỷ XI – XIII).
Bước đường khởi nghiệp: Tâm - Tình và Tài từ trong mỗi “hồn” gốm
Đỗ Hoàng Mỹ Linh, là một người con ở gốc Hà Bắc, là vùng đất văn hiến nhưng chị lại đến với nghề gốm như một “duyên khởi” – một cái tiệm bách hóa nhỏ ra đời vào ngày 13/10/1998 với mục đích giới thiệu sản phẩm gốm Bát Tràng, trong mong muốn đưa ngành nghề truyền thống đẩy mạnh kinh doanh, phân phối và hội nhập. Tuy nhiên, mọi thứ diễn ra không dễ dàng và gặp không ít những khó khăn.
Nhưng với “tình yêu” xem gốm là “chước tác” của các nghệ nhân và ẩn chứa một giá trị của tâm hồn, trên từng sản phẩm mang một giá trị truyền thống. “Nữ hoàng” gốm sứ nhớ lại: “Vào thời điểm năm 2000, sẽ là cột mốc không bao giờ nhạt phai trong ký ức. Gia đình khánh kiệt, chỉ còn đúng 6.000 đồng trong người.” Nhưng nữ Doanh Nhân luôn tâm niệm, trong mỗi hình thù của gốm, trước khi ra đời thì phải qua một quá trình nhào nặn, vào lửa đỏ để “tội luyện” thì sản phẩm mới óng ánh và đẹp. Và con người cũng vậy, ký ức luôn là một phần của hiện tại và kiến tạo nên tương lai.
Không dừng lại ở đó, công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Gốm Sứ Mỹ Linh ra đời, chuyên cung cấp mặt hàng gốm sứ Bát Tràng tinh túy từ hàng ngàn năm lịch sử và sẵn sàng “chạy đua” với hàng ngoại nhập với giá cả cạnh tranh hàng đầu hiện nay. Yêu thương là say đắm, khi đến với gốm – sứ rồi thì đó là một thứ “nợ duyên”. Doanh Nhân Đỗ Hoàng Thùy Linh khẳng định: “Gốm Việt mang văn hóa Việt, nhẹ nhàng như hơi thở, giản đơn và chân thành như tấm lòng người Việt. Tôi muốn mang hương vị của đất, của men gốm Bát Tràng đến thế giới, đến những nơi nghệ thuật gốm thủ công Việt Nam chưa được biết đến, chưa được yêu, chưa được say mê.”
Hành trình 20 năm của một con người đến với gốm sứ thật sự quá nhỏ bé với cả lịch sử hình thành cả ngàn năm. Tuy nhiên, trong bản thanh âm lớn của đại ngàn dân tộc Việt – sẽ có tiếng tích tắc của một cái đồng hồ nhỏ, đó là thời gian được đong đếm đến từng khoảnh khắc rằng: Trong lịch sử của gốm Bát Tràng thổn thức tên: Gốm sứ Mỹ Linh. Và Doanh Nhân tâm sự: “Gốm Bát Tràng quả là niềm tự hào của người Việt và hình ảnh người thợ Bát Tràng miệt mài làm việc làm ấm áp trái tim tôi. Khi những sản phẩm gốm Bát Tràng vừa mới ra lò, tôi thường nhìn ngắm thật lâu, chiêm nghiệm về cuộc sống với cảm giác đang sống chậm lại so với nhịp sống thường nhật”.
Con đường gốm, sứ - Mỹ Linh: Hội nhập và độc đáo
Quá khứ là một bảo tàng, gốm Bát Tràng là một sức mạnh và tư duy mới của nữ Doanh Nhân đã tạo ra từ hàng loạt sản phẩm mới với kiểu dáng đẹp, độc đáo là một bước tiến mới từ khâu sản xuất, so với gốm sứ nhập khẩu từ Trung Quốc về đô nung và chất liệu thẩm mỹ và cả một chiến lược tư duy đột phá về mặt phân khúc và khả năng phân phố từ khắp thị trường trong nước và xuất khẩu sang nước ngoài. Vào năm 2015, gốm sứ Mỹ Linh đã vinh dự trở thành – thành viên của ACTECH thuộc Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam. Năm 2016, gốm sứ Mỹ Linh đã mặt ở các thị trường: Phillippin, Hồng Kông, Ấn Độ… Và tiếp tục “chinh phục” những thị trường lớn hơn ở: Nhật Bản, châu Âu….
Những luôn khẳng định từ một thương hiệu Việt, với một giá trị Việt – trong một nền văn hóa cổ truyền Việt; Gốm sứ Mỹ Linh luôn hướng tới và mong muốn là dòng sản phẩm gần gũi trong mỗi gia đình Việt. Và đâu đó, với Gốm sứ Mỹ Linh sẽ là nét đặc biệt và riêng biệt với một giá trị hiếm gặp ở thời 4.0 rằng: “Tiền có thể kiếm nhưng tình và tâm phải tĩnh, có như thế hành trình trên vùng đất quê hương dù thế nào thì mình cũng sẽ bình thản đi, bình thản đón nhận.”
Bài Viết: Hoàng Gia
Thông tin liên hệ: Gốm sứ Mỹ Linh
Địa chỉ: 133 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0908300487
Thực hiện Truyền Thông:
Trung Tâm Truyền Thông Hoàng Gia
Địa chỉ: Số 61 Đường D5, P. 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM
Hotline: 0932074939 Email: nhabaohieudo@gmail.com
*Tham khảo các tài liệu cho bài viết:
1.OUEDA TOKOUNOUKE’ – Trong sách đồ gốm Nhật Bản – Từ 1596 đến 1873
2.Lịch sử chế độ cộng sản Nguyên Thủy, 1965 – Theo Trần Quốc Vượng và Hà Văn Tấn
3.Di chỉ khảo cổ học Phùng Nguyên, NXB Khoa Học Xã Hội Nam Bộ - 1978
4.O.Janse – Sưu Tầm khảo cổ học Đông Dương – Tập 3, 1951.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét