Lúc
còn trai trẻ, Donal Trump, tỷ phú bất động sản, có lần từng bật khóc
trước bức tượng Alexandre Đại đế đặt trong đền Heraile ở Gades vì thấy
rằng mình không được nổi tiếng như Alexandre lúc bằng tuổi ông. Đó không
phải là sự háo danh của Donal Trump, mà chính là khát vọng vươn lên -
một trong những điều cần phải có ở các doanh nhân thành đạt ngày nay.
Mặc
dù một vài tố chất để trở thành doanh nhân thành công là bẩm sinh hoặc
có được nhờ quá trình rèn luyện từ trước khi tham gia thương trường
(tính trung thực, nhiệt tình, có tham vọng làm lãnh đạo…), nhưng rất
nhiều vấn đề trong công việc kinh doanh phải được lĩnh hội thông qua học
hỏi những kinh nghiệm trong công việc, thông qua quá trình tìm hiểu,
quan sát và tác động tương hỗ với những người khác. Có một điểm đặc
biệt: những người thành đạt luôn có một số nguyên tắc bất di bất dịch mà
họ tuân theo trong suốt cuộc đời kinh doanh của mình.
Nguyên tắc thứ nhất: Tự chủ và cẩn trọng không bao giờ thừa
Nguyên
tắc này luôn được áp dụng trong kinh doanh và cả trong các hoạt động
tài chính. Bản chất của nó là: “Nếu có vốn, bạn nên tuân thủ nguyên tắc:
không chi tiền, không cho vay, không đầu tư do bị ép buộc hay chịu áp
lực nào đó”, nghĩa là bạn cần chủ động thực sự trong vấn đề tài chính và
phải biết tự bảo vệ đồng vốn của mình.
Không
ít các chuyên gia kinh tế đã từng khuyên nếu có ai đó hỏi vay tiền của
bạn thì bạn hãy khất câu trả lời sang ngày hôm sau. Công thức này sẽ
giúp bạn tránh được nhiều rủi ro. Trên thương trường có những người có
khả năng thuyết phục bất kỳ ai trong bất kỳ việc gì, kết quả là bạn có
thể sẽ không giữ được những gì đang có. Vì vậy, muốn bảo toàn đồng vốn
hay biết cách chi tiêu một cách hợp lý, bạn cần phải học cách tự vệ.
Không bao giờ được nhượng bộ trước bất kỳ áp lực nào từ bất kỳ đối tượng
nào. Lúc đó, bạn cần bình tĩnh và lạnh lùng tự hỏi rằng: “Thế thì tôi
sẽ được gì ở đây? Tôi sẽ nhận những lợi ích đó như thế nào?”
Trước
hết, bạn hãy đảm bảo để hoạt động kinh doanh không bị thua lỗ, tiến tới
sẽ là lợi nhuận và sau đó là giữ gìn chúng theo cách của mình – đó là
tiêu chuẩn của những suy nghĩ lành mạnh, trung thực và cũng là nguyên
tắc kinh doanh. Khi có được những thành công trên thương trường, các
doanh nhân thường tỏ ra đắc thắng và dễ hành động theo cảm tính. Do đó,
để tránh những rủi ro không đáng có, họ cần phải giữ cho mình cái đầu
sáng suốt và minh mẫn. Một lời khuyên khá lý thú là bạn nên trao đổi ý
kiến với vợ. Trong lĩnh vực tiền tệ, phụ nữ thường sáng suốt và nhạy cảm
hơn đàn ông, đồng thời cũng cảnh giác hơn rất nhiều, chưa kể họ là
những người sáng tạo hơn trong việc kiếm tiền và đáng tin cậy hơn trong
khâu giữ tiền.
Trường
hợp duy nhất mà bạn có thể ký vào tấm séc là khi bạn có thể nhận lại
được toàn bộ giá trị của nó bằng tiền mặt. Trong tất cả mọi trường hợp
đầu tư, nếu đối tác đưa ra những dự án nào đó và nói với bạn rằng bạn có
thể bỏ lỡ “cơ hội vàng”, rằng “Bây giờ hoặc không bao giờ”, thì bạn hãy
trả lời ngay rằng: “Không bao giờ”.
Đôi
khi người ta cho rằng trì hoãn công việc có thể khiến họ để tuột mất
một cơ hội quý giá, nhưng nếu bạn không bị thuyết phục, công ty của bạn
vẫn giữ được cho mình số tài sản đang có. Như thế, nguyên tắc đầu tiên
mà bạn cần nhớ là “Chậm mà chắc”. Đừng để “Kiếm củi ba năm, thiêu rụi
một giờ”.
Nguyên tắc thứ hai: Lựa chọn đúng nước cờ
“Đừng mua những thứ gì mà không thể bán được” – đó là nội dung của nguyên tắc kinh doanh này.
Chừng
nào công ty bạn còn chưa phát triển đến mức có thể cho phép đánh mất đi
một số tiền nhất định mà không ảnh hưởng đến tốc độ phát triển chung,
thì chớ kinh doanh bất kỳ thứ gì chỉ với lý do duy nhất là bạn thích nó.
Hầu như bất kỳ doanh nghiệp trẻ nào cũng phạm phải sai lầm này. Bạn nên
nhớ rằng, thứ bạn thích đó chưa hẳn là thứ mà thị trường cần.
Ở đây có mấy lời khuyên cho bạn trong việc lựa chọn đối tượng kinh doanh:
1.
Trước khi kinh doanh một sản phẩm/dịch vụ nào đó, bạn cần tính toán
thật kỹ lưỡng. Sản phẩm khách hàng đã mua hôm nay biết đâu ngày mai họ
lại không còn thích nữa hay nghiêm trọng hơn là họ không mua nữa.
2.
Không nên đầu tư vào những sản phẩm/dịch vụ chỉ để thoả mãn ước muốn
của bản thân, mà luôn phải nhớ rằng mình đang đầu tư vốn nhằm sinh lợi
nhuận. Dĩ nhiên là bạn có thể hành động như vậy chỉ vì bạn muốn như thế,
song không thể sớm hơn thời điểm bạn có thể lãng phí tiền bạc mà không
ảnh hưởng đến thành công của bạn trên thương trường.
3.
Đôi khi sản phẩm/dịch vụ độc đáo và “không bình thường” có rất ít khả
năng tìm được người mua, hoặc nến có khách hàng thì số lượng cũng không
ổn định và chỉ mang tính nhất thời. Vì vậy, hàng hóa của bạn càng có
tính phổ biến cao, thì bạn càng dễ tìm được khách hàng muốn mua.
4.
Một mức giá hợp lý là rất quan trọng. Giá bán được xác định bởi quy
luật cung cầu chứ không phải là giá trị thực tế của nó. Song song với
chất lượng và mẫu mã, khách hàng bao giờ cũng quan tâm đến giá cả.
Những
khách hàng bình thường đều chỉ muốn mua những sản phẩm bình thường và
95% số khách hàng trên thị trường là những người bình thường, do đó bạn
nên tập trung vào những sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng có nhu cầu thực
tế. Hay nói một cách khác, nếu xét trên quan điểm tài chính thì các sản
phẩm dịch vụ của bạn càng “giống” tiền bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, bởi
đặc tính của đồng tiền là nó luôn cần thiết cho mọi người và tiền bao
giờ cũng có thể chuyển đổi thành hàng hoá.
Từ
đó, bạn cần thông suốt nguyên tắc rằng chỉ kinh doanh những hàng hoá có
nhiều khả năng bán được để khi cần, bạn có thể nhanh chóng biến nó
thành tiền mà không bị mất mát. Kinh doanh là một quá trình thay thế nối
tiếp nhau - hàng hoá thành tiền và tiền thành hàng hoá. “Hàng tiền -
tiền hàng” chính là kinh doanh, nếu qua mỗi mắt xích sinh ra lợi nhuận.
Ngược lại, nếu không có lợi nhuận thì đó không thể coi đó là kinh doanh,
mà là sự phá tiền. Bởi vậy, khi kinh doanh bất kể thứ gì, bạn hãy suy
nghĩ: “Có thể nâng giá lên được không và có tìm được ai cần thứ này
không?”. Nếu có thì bạn hãy dũng cảm mà kinh doanh.
(Dịch từ Nihon Keizai)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét